Nội soi là một phương pháp chẩn đoán bệnh hiệu quả, an toàn và đáng tin cậy. Nhờ nội soi, bác sĩ có thể nhìn trực tiếp tình hình nơi phát bệnh và có thể làm sinh thiết lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm chẩn đoán bệnh lý, từ đó bác sĩ lựa chọn phương án điều trị hiệu quả nhất. Để việc nội soi đạt kết quả tốt, bác sĩ nội soi cần có sự phối hợp chặt chẽ của người bệnh về cả về tâm lý, chế độ ăn uống. Trong bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ cùng bạn đọc những việc cần chuẩn bị trước khi nội soi.
Chuẩn bị tâm lý thoải mái
Nội soi là phương pháp dùng để chẩn đoán một số bệnh lý, bằng cách dùng ống soi mềm có gắn camera và đèn soi ở đầu ống. Hình ảnh thu được từ camera được hiện thị trên màn hình màu có độ nét cao, bác sĩ sẽ dựa trên những hình ảnh bệnh lý để chuẩn đoán bệnh. Hiểu về cách thực hiện nội soi, người bệnh sẽ bớt lo lắng hơn, giúp cho việc siêu âm được thuận lợi hơn. Đây là việc cần làm trước tiên đối với những ai có tâm lý lo sợ vì chưa hiểu rõ nội soi là như thế nào.
Chuẩn bị về chế độ ăn uống
- Thông báo cho bác sĩ biết nếu mắc các bệnh mãn tính về tim, phổi, tăng huyết áp hoặc có biểu hiện rối loạn tinh thần (người nhà cần thông báo cho bác sĩ biết trong trường hợp này).
- Thông báo cho bác sĩ biết các loại thuốc dị ứng, hay đang uống các loại thuốc điều trị các bệnh sau: bệnh lý về khớp, bệnh lý về thận, bệnh tiểu đường,...
- Hai ngày trước khi nội soi, người bệnh nên ăn vừa phải không nên ăn quá no. Không nên ăn các thức ăn có nhiều bã, cháo, mì nấu, phở,... không ăn những thực phẩm có tính kích thích.
- Trước nội soi một ngày nên uống nhiều nước sẽ có tác dụng làm sạch đường ruột. Khi cần thiết nên dùng một ít nước lọc thụt ruột, thường phải thụt tới 2 – 3 lần cho sạch trước khi nội soi.
- Trong vòng tối thiểu 6 tiếng trước khi soi, không nên ăn bất kể loại thức ăn gì, không uống các loại nước có màu và hạn chế uống nước.
- Trong ngày kiểm tra, cần nhịn ăn để nội soi. Nếu nội soi vào buổi chiều thì trước khi nội soi 1 tiếng có thể ăn một ít thức ăn để tránh bị đói, hạ đường huyết.
- Trong khi nội soi, người bệnh nên thở sâu, chậm sẽ không có cảm giác buồn nôn.
- Sau ngày nội soi thường có cảm giác khó chịu trong bụng nhất là đối với những người có làm sinh thiết đi kèm nội soi. Nếu thấy quá khó chịu thì cần thông báo cho bác sỹ để có phương án xử lý kịp thời. Nếu có hiện tượng khác như sốt, phát rét hoặc đau bụng thì nên đến ngay bệnh viện để khám và điều trị.
Nguồn: Bệnh viện đa khoa Quốc tế Phúc An Khang (TH)
0 nhận xét on Cần chuẩn bị gì trước khi nội soi :
Hãy cho biết ý kiến của bạn. Đừng spam!