Hiển thị các bài đăng có nhãn bệnh nhân cần biết. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bệnh nhân cần biết. Hiển thị tất cả bài đăng

Bệnh viện Quốc tế Phúc An Khang tiếp nhận Bảo hiểm y tế


Bảo hiểm y tế thường là mối quan tâm của nhiều người khi đến tham gia khám chữa bệnh tại một bệnh viện. Trong nỗ lực đem đến điều kiện khám chữa bệnh tốt nhất với chi phí hợp lý nhất, Bệnh viện Quốc tế Phúc An Khang đã hợp tác với Bảo Hiểm Y Tế nhằm mang đến cho người dân những quyền lợi đặc biệt khi khám chữa bệnh tại bệnh viện. 



Bắt đầu từ ngày 02/03/2015, Bệnh Viện Quốc Tế Phúc An Khang bắt đầu tiếp nhận khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế cho mọi người dân đăng ký bảo hiểm y tế ban đầu tại bệnh viện Quốc tế Phúc An Khang. Người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám chữa bệnh tại Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Tế Phúc An Khang sẽ được hưởng quyền lợi BHYT theo quy định hiện hành đang áp dụng tại các cơ sở Nhà nước. Bên cạnh việc tiếp nhận bảo hiểm đúng tuyến và cấp cứu, bệnh viện Quốc Tế Phúc An Khang còn tiếp nhận các trường hợp khám chữa bệnh trái tuyến.
Bệnh viện Quốc tế Phúc An Khang luôn nỗ lực mang lại các dịch vụ khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người dân với công nghệ, trang thiết bị hiện đại và đội ngũ chuyên môn chất lượng cao. Với sự thay đổi này, người dân sẽ được hỗ trợ tối đa lợi ích khi sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe chất lượng cao tại bệnh viện theo tiêu chuẩn quốc tế với những quyền lợi đặc biệt của thẻ bảo hiểm y tế.

Mã đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại Bệnh viện Quốc tế Phúc An Khang: 79-506
Khám đúng tuyến thẻ có mã đăng ký khám chữa bệnh ban đầu: 79 – 506
Khám trái tuyến thẻ có mã đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ở nơi khác.

Đối với Quý khách là công nhân viên, học sinh, sinh viên muốn thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại cơ sở Khám chữa bệnh nơi khác về bệnh viện Quốc tế Phúc An Khang: Quý khách vui lòng liên hệ cán bộ phụ trách tại đơn vị, doanh nghiệp hoặc trường học để thay đổi.

Đối với Quý khách tham gia Bảo hiểm Y tế hộ gia đình muốn thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại cơ sở Khám chữa bệnh nơi khác về bệnh viện Quốc tế Phúc An Khang: Quý khách vui lòng liên hệ cán bộ phụ trách tại Ủy ban nhân dân phường / xã để thay đổi.

Chương trình khám bệnh miễn phí từ 1/3 đến 30/03/2015


 

Nhân dịp khai trương, Bệnh Viện Quốc Tế Phúc An Khang triển khai Chương Trình Khám Bệnh Miễn Phí từ ngày 01/ 03/ 2015 đến hết ngày 30/ 03/ 2015.

  • Những nội dung được miễn phí: miễn phí công khám bệnh cho tất cả các trường hợp đến khám bệnh tại bệnh viện Quốc tế Phúc An Khang.
  • Đối tượng được khám bệnh miễn phí: Áp dụng cho tất cả những ai có nhu cầu khám chữa bệnh.
  • Thời gian áp dụng: từ ngày 01/ 03/ 2015 đến hết ngày 30/ 03/ 2015.
  • Địa chỉ đăng ký và khám bệnh miễn phí: Bệnh viện Quốc tế Phúc An Khang. Số 800 Đồng Văn Cống, P.Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, TP. HCM.

LIÊN HỆ ĐĂNG KÝ 

SĐT đặt lịch khám bệnh miễn phí: 08.37400000.

Vui lòng gọi điện từ 8h00-16h00 mỗi ngày

Bệnh Viện Quốc Tế Phúc An Khang Tuyển Dụng

                  Thông báo tuyển dụng từ Bệnh Viện Quốc Tế Phúc An Khang


Những mốc tuổi cần kiểm tra sức khỏe

Hãy bắt đầu kiểm tra thường xuyên và làm một số xét nghiệm quan trọng khi bạn 20 tuổi để phát hiện những mối nguy hiểm cho sức khoẻ ngay từ đầu









Hiện bệnh viện đa khoa Quốc tế Phúc An Khang đang triển khai chương trình tư vấn và khám sức khoẻ định kỳ. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần giải đáp những thắc mắc liên quan, quý khách vui lòng liên hệ:

Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Tế PHÚC AN KHANG
Địa chỉ: 800 Đồng Văn Cống, khu phố 1, phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, TP. HCM
Điện thoại: (08) 37 400 000  -  Fax: (08) 37 415 154
Email: info@ipak.vn  
Website: www.ipak.vn

Một vài biểu hiện chứng tỏ cơ thể bạn thiếu dinh dưỡng

Nếu khó nhìn vào ban đêm, bạn đang thiếu vitamin A; móng tay giòn, dễ gãy chứng tỏ thiếu kẽm; thường xuyên bị chuột rút có thể bạn đã thiếu magie, canxi, kali…

 

 

Cách đơn giản để "tạm biệt" bệnh cảm cúm

Bằng cách rửa tay 8 lần mỗi ngày, không chạm tay lên mặt, tránh xa người bị cảm cúm, che miệng khi ho hoặc hắt hơi…, bạn hoàn toàn có thể ngăn chặn cảm cúm và có một cuộc sống khỏe mạnh.

 

1. Làm ấm mũi

Giáo sư Ron Eccles từ Trung tâm nghiên cứu cảm lạnh tại Đại học Cardiff lý giải: "Chúng ta bị cảm lạnh và cảm cúm nhiều hơn trong mùa đông là vì mũi lạnh đi, làm giảm khả năng kháng lại các nhiễm trùng". Nếu trời lạnh, hãy quấn khăn ngang mũi để giữ ấm cho nó.
Một cú hắt hơi mạnh có thể giải phóng các giọt nước bọt mang theo 100.000 vi khuẩn vào không khí trong bán kính 3,5 mét. 


2. Đừng bắt tay

Nghiên cứu mới từ Đại học Aberystwyth đã chỉ ra rằng bắt tay làm lây truyền vi khuẩn nhiều gấp 10-20 lần so với khi người ta chỉ chạm nắm đấm vào nhau. "Bắt tay kéo dài hơn và tiếp xúc da trên một vùng rộng hơn", giáo sư David Whitworth, chuyên gia về hóa sinh tại đại học này, cho biết. Ông cũng phát hiện người nắm chặt nhất truyền nhiều vi khuẩn nhất.

3. Giặt quần áo bằng nước ấm

Virus cúm có thể sống trong nước nóng tới 40 độ C, vì thế nếu có người nhà mắc bệnh, hãy giặt và ngâm quần áo của họ trong nước nóng hoặc dùng nước giặt có chất kháng khuẩn.

4. Giảm ăn đường

Các nghiên cứu tại Đại học Loma Linda (bang California, Mỹ) phát hiện khi các tình nguyện viên ăn một lạng đường mỗi ngày, các tế bào miễn dịch sẽ trừ khử được ít vi khuẩn hơn bình thường, và hiện tượng này kéo dài tới 5 tiếng. Vì thế, giảm ăn đường có thể làm tăng cơ hội hoạt động của các tế bào miễn dịch của bạn.

5. Ngủ đủ 8 tiếng

Ngủ chưa đầy 7 tiếng mỗi đêm khiến bạn dễ mắc cảm lạnh gấp 3 lần so với người ngủ 8 tiếng, nghiên cứu cho thấy. Những giấc ngủ ngắt quãng hoặc thiếu ngủ đều can thiệp đến hoạt động của gene miễn dịch có tên gọi TLR-9, các chuyên gia tại Đại học Yale, Mỹ, cho biết.

6. Quan sát quy luật 2 chỗ ngồi

Theo các chuyên gia từ Đại học quốc gia Australia ở Canberra, nguy cơ mắc cúm tăng vọt nếu bạn ngồi cách người nhiễm bệnh trong bán kính 2 ghế. Nếu thấy có ai đó sổ mũi, ho và bạn có thể chuyển chỗ, hãy làm điều đó. Nếu không thể di chuyển, hãy mở cửa sổ. Các nhà nghiên cứu tìm thấy việc ngồi 90 phút trong một chiếc xe hơi có người bị cúm sẽ khiến bạn có tới 99,9% nguy cơ lây bệnh. Nhưng nguy cơ này sẽ giảm xuống còn 20% nếu bạn mở cửa sổ.

7. Không dùng nước rửa tay

Trừ phi nó chứa 60-80% cồn, nước rửa tay không thể đủ mạnh để giết chết virus gây cảm lạnh, cảm cúm, và nó sẽ không hiệu quả chút nào nếu tay bẩn. Tiến sĩ Lisa Ackerley, chuyên gia y tế môi trường từ Hệ thống kiểm toán vệ sinh khuyên nên rửa tay bằng xà phòng và nước khi bạn trở về nhà.

8. Rửa mũi bằng nước muối

Muối có thể giúp giảm số đợt cảm lạnh bạn mắc phải, theo các thử nghiệm tại Đại học bang Pennsylvania. Nó hỗ trợ bằng cách ngăn ngừa các vi khuẩn làm tổ trong hốc mũi. Để có dung dịch rửa mũi, hãy đun sôi nước và bổ sung muối vào, rồi chờ nguội đi. Bạn cũng có thể mua nước muối đẳng trương bán sẵn ở nhà thuốc.

9 - Tập thể dục, nhưng vừa phải

Những bài tập nhẹ và trung bình có thể thúc đẩy hệ miễn dịch, tuy nhiên nghiên cứu từ Đại học Loughborough tìm thấy việc tập cường độ cao trong 90 phút làm giải phóng hoóc môn stress và các phân tử kháng viêm, khiến cho hệ miễn dịch suy yếu, làm bạn càng dễ mẫn cảm với cảm lạnh và cảm cúm.

10. Bổ sung vitamin D

Nghiên cứu từ Đại học Colorado phát hiện hàm lượng vitamin D thấp có thể can thiệp vào các tế bào hCAP-18 có vai trò tấn công vi khuẩn trong cơ thể. Nếu thiếu vitamin này, nguy cơ mắc cảm lạnh, cảm cúm của bạn tăng ít nhất 1/3. Khi dùng bổ sung, hãy chọn loại vitamin D3 - loại cơ thể dễ hấp thụ nhất.

 

Tiến trình phục hồi của phổi sau khi bạn bỏ thuốc

3 ngày sau khi bỏ thuốc, phổi đã bắt đầu tự phục hồi. Sau vài tuần, chức năng của nó sẽ cải thiện ít nhất 20% và sau 5 năm, nguy cơ mắc ung thư phổi giảm đáng kể...

Theo các chuyên gia y tế, phổi có thể phục hồi ngay sau khi bạn bỏ thuốc. Mức độ phục hồi phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu một người đã phát triển bệnh phổi ở mức độ nhất định, người đó không thể phục hồi hoàn toàn. Hút thuốc giết người một cách từ từ. Đó là lý do những người hút thuốc thường không nhận thức được thực tế rằng họ đang trên giường bệnh. Thay vì suy đoán mức độ hoặc cơ hội phục hồi, bạn nên bỏ thuốc càng sớm càng tốt. Bỏ thuốc không bao giờ là quá muộn.

Điều gì xảy ra sau một vài ngày?

Trong vòng 3 ngày đầu tiên sau khi cai thuốc, phổi sẽ bắt đầu quá trình phục hồi. Ống phế quản của bạn sẽ dần dần thư giãn. Các viêm nhiễm ở đường dẫn khí giảm thiểu. Bạn sẽ có thể thở dễ dàng. Phổi của bạn sẽ hoạt động tốt. Bạn sẽ cảm thấy tuyệt vời khi cơ thể dần dần ra khỏi cơn nghiện. Có thể nghiện thuốc lá là một vòng tròn luẩn quẩn, nhưng chiến thắng cơn nghiện mang lại sự tự tin tuyệt vời.

Sau vài tuần

Sau một vài tuần, phổi của bạn sẽ hoạt động tốt hơn. Năng lực của phổi có thể dần dần cải thiện ít nhất 20%. Bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn khi thực hiện các hoạt động thể chất. Người nghiện thuốc lá thường cảm thấy mệt mỏi sau khi leo vài bậc cầu thang, nhưng sau khi cai nghiện, các hoạt động này trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Sau một năm

Sau một năm bỏ thuốc lá, hệ thống lông mao trong phổi của bạn dần tái phát triển. Chức năng của các lông mao này là để bảo vệ phổi khỏi các chất lạ. Khi hệ thống lông mao phát triển khỏe mạnh, cơ thể của bạn sẽ được bảo vệ khỏi một số bệnh nhiễm trùng nhất định. Đây là thời điểm bạn bắt đầu ngửi thấy mùi tốt hơn. Mũi của bạn bắt đầu thở bình thường.

Điều gì xảy ra sau 5 năm?

Phổi sẽ hoạt động tốt hơn và nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi giảm đáng kể. Các tế bào bị ảnh hưởng sẽ được loại bỏ và các tế bào khỏe mạnh phát triển thay thế vị trí của chúng. Đây là một quá trình rất quan trọng trong việc làm giảm nguy cơ bị ung thư. Hãy chăm chỉ tập thể dục và tiêu thụ thực phẩm lành mạnh

Sau một thập kỷ

Sau một thập kỷ ngừng hút thuốc, nếu bạn đủ may mắn, phổi của bạn sẽ trở lại hoạt động bình thường. Trong trường hợp hiếm hoi, phổi sẽ phục hồi hoàn toàn. Đó là khi nguy cơ mắc bệnh ung thư giảm xuống đáng kể. Khi đó, bạn thậm chí khỏe mạnh như một người không hút thuốc. Nhưng điều này là rất hiếm.

Những sự thật kỳ lạ và hấp dẫn về giấc ngủ

Nếu bạn mất chưa đầy 5 phút để đi vào giấc ngủ buổi tối, có thể bạn đã bị thiếu ngủ. Lý tưởng nhất là khoảng thời gian này nên dài từ 10 đến 15 phút.




Các loại vitamin cơ thể cần trong mùa đông

Thời tiết ảm đạm mùa đông sắp đến khiến cơ thể bạn không hấp thu được vitamin D từ ánh nắng mặt trời, buộc phải bổ sung từ các nguồn khác...Việc hấp thu các loại dưỡng chất thiết yếu dưới đây sẽ giúp bạn có sức khỏe trong mùa đông.

 
1. Vitamin C
Mùa đông đến đánh dấu sự xuất hiện của nhiều bệnh nhiễm trùng như cảm lạnh, ho, sốt và cúm. Vitamin C được biết đến là tăng cường hệ miễn dịch vì về bản chất nó là một chất chống oxy hóa. Vitamin C cũng rất có lợi cho sự tái tạo da nhờ có thuộc tính tăng cường collagen. Nó cũng giúp làm sáng da.



Tiến sĩ Amrapali Patil cho biết ở nhiều nơi, bổ sung thực phẩm có thể bị ảnh hưởng bởi mùa đông khắc nghiệt, vì vậy, việc hấp thu sắt có thể bị giảm đi. Sắt được hấp thụ tối đa trong vitamin C, do vậy vitamin này cũng giúp duy trì hàm lượng sắt trong máu.
Vitamin C có thể được tìm thấy ở một số loại quả như cam, chanh ngọt, chanh cũng như quả chà là và các loại rau như rau dền. Ngày nay, chúng ta cũng có thể dễ dàng sử dụng các viên bổ sung vitamin C.
2. Vitamin D
Vitamin là cần thiết quanh năm, nhưng thời tiết ảm đạm và nhiệt độ xuống thấp trong mùa đông khiến cho việc hấp thu loại vitamin này trở nên cần thiết hơn. Bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình Neeraj Gandhi giải thích: “Việc đi ra ngoài dưới ánh nắng mặt trời ít nhất một khoảng thời gian nào đó trong ngày là rất quan trọng. Xương bị ảnh hưởng nhiều trong mùa đông, nhiều người bị đau khớp nặng hơn trong mùa này. Việc hấp thu lượng lớn vitamin D rất có lợi”.
Tiến sĩ Patil bổ sung: “Một người dưới 70 tuổi nên hấp thu 600 đơn vị quốc tế (IU) ánh sáng mặt trời, cũng được gọi là lượng cần thiết hàng ngày. Vì vậy, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ít nhất 30 phút vào sáng sớm là rất quan trọng”.
Ánh sáng mặt trời là nguồn vitamin D lớn nhất. Chúng ta nên đi ra ngoài để nhận được liều thường xuyên. Tuy nhiên, nếu bạn không thể đáp ứng đủ nhu cầu từ nguồn vitamin D tự nhiên này thì có thể bổ sung thêm từ các loại sữa và ngũ cốc có chứa vitamin D trên thị trường.
3. Vitamin E
Loại vitamin này giúp tái tạo da nhờ thuộc tính dưỡng ẩm. Da thường bị bong tróc trong mùa đông, vì vậy, hấp thu loại vitamin này là rất quan trọng. Vitamin E có thể được tìm thấy ở thịt, cá cũng như các loại rau như rau bina, súp lơ xanh …Các loại hạt cũng như quả me là nguồn vitamin E đặc biệt phong phú.
4. Vitamin B tổng hợp
Toàn bộ nhóm vitamin B từ B1 tới B12 là rất cần thiết trong mùa đông. Ví dụ, vitamin B6 (pyridoxin) giúp da mịn màng trong khi B2 (Riboflavin) giúp chữa viêm mép, hiện tượng nẻ bong da môi hoặc góc miệng. B1(Thiamine) giúp chữa da bị bong vảy. Trong khi các loại vitamin khác như A, D và E hòa tan trong chất béo, thì toàn bộ vitamin nhóm B hòa tan trong nước.
Vitamin B tổng hợp có thể được tìm thấy trong trứng, rau lá xanh, gan gà, cá…
5. Omega-3
Không phải là một loại vitamin, nhưng omega-3 có vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong mùa đông. Axít béo Omega-3 duy trì hàm lượng cholesterol tốt trong cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh.
Nhiều người bị đau khớp trong mùa đông. Omega-3 làm giảm đáng kể độ cứng và đau khớp, vốn là các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp. Trên thực tế, omega-3 cũng giúp xương chắc khỏe bằng cách tăng hàm lượng canxi trong cơ thể.
Hạt lanh là nguồn axít béo omega-3 rất phong phú bên cạnh quả óc chó, các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá thu...

5 lầm tưởng về hệ tiêu hóa

Ăn ít không làm dạ dày bạn teo nhỏ lại. Loét dạ dày do vi khuẩn, thuốc giảm đau hoặc bệnh ung thư, chứ không phải do stress...

 

 

Bí quyết giúp não chậm lão hóa

Những yếu tố như ham muốn tình dục, trí nhớ và năng lực trí não đều có thể không thay đổi nhiều trong độ tuổi 70-80. Nhưng làm thế nào để được như vậy?

                                              Nếu biết cách rèn luyện, não sẽ mãi trẻ trung   

Một cuộc hội thảo quốc tế về trí não và tiềm năng của trí não vừa diễn ra tại Sydney (Úc) đã chia sẻ nhiều thông tin thú vị liên quan tới khả năng vô biên và đặc biệt của bộ não con người.
Theo đó, dù thực tế là con người không thể tránh khỏi chu trình “sinh - lão - bệnh - tử”, nhưng những yếu tố thiết yếu nhất như ham muốn tình dục, sức sống, trí nhớ và hoạt động bộ não lại gần như không thay đổi nhiều, ngay cả khi ở độ 70-80.
Dù thế mọi sự không tự nhiên mà có. Điều này có được không phải nhờ hormone, phẫu thuật, vitamin hay thay thế tế bào gốc, mà là nhờ sự phát triển của các tế bào thần kinh (neuron) và khả năng tạo ra những tiếp hợp mới trong não bộ mỗi người.

Giáo sư Merzenich - năm nay 72 tuổi, Đại học California, được mệnh danh là “ông vua của ngành thần kinh học” - cho rằng khi não bộ con người được trẻ hóa, nó cũng giúp trẻ hóa mọi yếu tố khác trong cơ thể, từ làn da cho tới hoạt động các cơ quan nội tạng, giúp tạo ra năng lượng và niềm vui.
Theo giáo sư Merzenich, bộ não của chúng ta vốn thích đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề, nó rất ghét những cách thức an toàn để làm mọi việc. Do đó muốn não luôn tươi trẻ, đừng để não thuần túy làm những việc đơn giản. Hãy tạo ra những bất ngờ với bộ não của bản thân. Đừng nói “Tôi không làm việc đó”, hãy thử sức mình.
Do đó, một số cách gia tăng lượng chất xám cho não bộ, đồng thời làm chậm quá trình lão hóa của GS Merzenich là:

1- Tìm những con đường lạ, những lối đi mới trong lúc di chuyển mỗi ngày.
2- Đừng ở mãi trong vùng an toàn. Hãy để não bất ngờ đặt ra những quyết định và vấn đề buộc nó phải giải quyết.
3- Luyện tập luôn cần thiết. Tài năng chưa phải quan trọng. Hãy cứ rèn luyện bất cứ kỹ năng mới nào đó trong 10.000 giờ, bạn sẽ trở thành chuyên gia trong việc đó.
4- Ngừng sử dụng thiết bị định vị và sổ danh bạ, hãy tập nhớ các bản đồ, số điện thoại và địa chỉ email.
5- Rèn luyện các bài tập trí não trên Internet như Soduku, BrainHQ.com…
6- Thiền ít nhất 20 phút mỗi lần, tốt nhất là buổi sáng hoặc tối.
7- Học một kỹ năng nào đó bạn chưa giỏi, theo đuổi những đam mê.
8- Đọc sách, đọc sách và đọc sách.
9- Giao du và tăng cường các hoạt động tiếp xúc trực tiếp.
10- Trước khi đi ngủ dành ra năm phút để hồi tưởng chi tiết một điều gì đó như ngôi nhà hàng xóm hay khuôn mặt một người bạn.
11- Chơi trò tung hứng để tăng cường kỹ năng di chuyển và nhận thức vật thể trong không gian.

Đối phó với dịch cúm đang hoành hành

Dịch cúm hoành hành tại nhiều quốc gia, song Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho rằng văcxin cúm có thể không phòng bệnh hiệu quả như kỳ vọng.

 
 


Trong một năm, mùa cúm thường trải dài từ tháng 12 đến tháng 2, song nó cũng có thể bắt đầu ngay từ tháng 10 và kết thúc khoảng cuối tháng 5.
Để đối phó với bệnh này, các nhà khoa học và các nhà sản xuất văcxin đến từ khắp nơi trên thế giới đều tổ chức nghiên cứu và đưa ra dự đoán về những chủng cúm phổ biến nhất trong năm tiếp theo. Từ đó họ đề xuất phương án chế tạo các loại văcxin phòng bệnh trước khi mùa cúm bắt đầu.
Tuy nhiên trong một số trường hợp, những dự đoán ấy có thể không chính xác hoặc một vài loại virus đã đột biến trong thời gian văcxin đang được chế tạo. Ngay cả khi một loại văcxin được đánh giá là hiệu quả cao cũng chỉ có tác dụng bảo vệ từ 60 đến 90%.
Do thời gian chế tạo văcxin phải tốn ít nhất 4 tháng nên việc điều chỉnh văcxin cho phù hợp với tình hình hiện tại nhằm chống lại một số chủng virus đã đột biến là một vấn đề nan giải.
Phát biểu trên trang Health, tiến sĩ Thomas Frieden, Giám đốc CDC cho biết: “Trong mùa cúm năm nay, virus cúm A H3N2 được phát hiện ở hầu hết các nước với tỷ lệ nhiễm cao. Thật không may, một nửa số virus mà chúng tôi xác định được trong mùa cúm năm nay khác với những kháng th virus có trong văcxin vừa được chế tạo. Do đó, văcxin tiêm vào sẽ không thể bảo vệ cơ thể chống lại các loại virus mới ấy”.
Frienden cho biết, virus phổ biến nhất trong mùa cúm năm nay là H3. Đây là chủng virus thường gây ra các triệu chứng nghiêm trọng và kéo dài, khiến nhiều bệnh nhân phải nằm viện dài ngày và có thể gây tử vong. Thống kê đến thời điểm hiện nay tại Mỹ đã có hơn 1.200 ca cúm mới được ghi nhận, trong đó 5 trường hợp tử vong. Trong các ca tử vong ở trẻ em có đến 90% trường hợp không được tiêm chủng văcxin. 
Mặc dù văcxin cúm năm nay được đánh giá là "không hoàn hảo", song CDC vẫn khuyến cáo mọi người nên tiêm phòng cúm vì dù sao đây vẫn là cách tốt nhất để phòng bệnh. Tiến sĩ William Schaffner đến t trường Y, ĐH Vanderbilt cũng đồng ý với quan điểm này
Cùng với văcxin, Frieden nhấn mạnh các biện pháp bảo vệ chung như rửa tay trước khi ăn, che miệng khi ho và ở nhà khi đang bị bệnh. Ông cũng nêu lên tầm quan trọng của các loại thuốc kháng virus như oseltamivir (Tamiflu) và zanamivir (Relenza) trong việc điều trị bệnh. Các loại virus hoạt động mạnh nhất trong vòng 2 ngày kể từ khi có triệu chứng, vì thế, việc điều trị bằng thuốc kháng virus là rất quan trọng.

Có khả năng bệnh nhân Ebola thoát án tử không?

Khả năng kháng cự với Ebola phụ thuộc vào tuổi tác, triệu chứng bệnh và số lượng virus trong cơ thể. Bệnh nhân trẻ dễ chiến thắng virus, theo phân tích dữ liệu tại Sierra Lione.

 Việt Nam vừa phát hiện bệnh nhân thứ hai nghi nhiễm Ebola, sau khi anh này bay từ Guinea về sân bay Tân Sơn Nhất có quá cảnh Marrocco và Qatar. Trong khi đó đợt dịch tồi tệ đang hoành hành tại Tây Phi khiến nhiều người đổ dồn chú ý vào sự chết chóc dù số bệnh nhân hồi phục không nhỏ. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), số ca nhiễm Ebola trên toàn cầu đã vượt ngưỡng 10.000 với gần 5.000 người tử vong. Thực tế này đã thúc đẩy một bác sĩ người Mỹ, John Schiefflin (ĐH Tulane) tiến hành nghiên cứu nhằm tìm hiểu nguyên nhân vì sao một số bệnh nhân Ebola có thể sống sót, trong khi số khác thì không.

Công bố hôm 29/10 trên New England Journal of Medicine, nghiên cứu là kết quả phân tích dữ liệu về các bệnh nhân Ebola tại Bệnh viện chính quyền Kenema thuộc Sierra Leone từ ngày 25/5 tới 18/7 năm nay. Trong thời gian này, bệnh viện tiếp nhận hơn 100 trường hợp nhiễm, song chỉ có 44 bệnh án được phân tích kỹ lưỡng. Số còn lại đã bị đốt cháy do lo ngại nơi lưu trữ hồ sơ có thể nhiễm virus.
Số lượng này cũng giúp bác sĩ John Schiefflin cùng nhóm nghiên cứu đưa ra những phát hiện đáng chú ý. Họ kết luận: Khả năng kháng cự với Ebola bị ảnh hưởng bởi tuổi tác, các triệu chứng bệnh và số lượng virus trong cơ thể.


Chân dung một bệnh nhi Ebola đã hồi phục tại Liberia. Theo nghiên cứu mới này, nhóm người nhiễm Ebola dưới 21 tuổi có khả năng sống sót cao hơn.
Đối tượng có nguy cơ cao là những người trên 45 tuổi với tỷ lệ tử vong tới 95%, theo nghiên cứu. Khả năng thoát khỏi bàn tay tử thần của Ebola nghiêng về nhóm tuổi dưới 21, với 55% tử vong.
Số lượng virus hiện diện trong cơ thể mỗi người khác nhau đáng kể là phát hiện khiến các nhà nghiên cứu bất ngờ. Đây cũng là yếu tố quyết định khả năng sống sót của bệnh nhân Ebola. Theo đó, 33% bệnh nhân có dưới 100.000 virus trên một ml máu tử vong, trong khi 94% người có 10 triệu virus trên một đơn vị máu đã chết.
Trong đợt dịch hiện tại, sốt là triệu chứng thường gặp nhất, xuất hiện trên 89% người bệnh. Kế đến là đau đầu (80%), suy nhược (66%), chóng mặt (60%), tiêu chảy (51%), đau bụng (40%) và nôn mửa (34%). Theo bác sĩ Schiefflin, phản ứng của từng cơ thể khi Ebola xâm nhập lại rất khác nhau. “Có những người nhiễm bệnh nhưng tình trạng nhẹ, trong khi bệnh nhân khác lại rất nghiêm trọng và diễn tiến xấu đi nhanh chóng”, ông giải thích. 
Không phải triệu chứng phổ biến nhất nhưng các vấn đề về đường tiêu hóa như tiêu chảy và biến chứng nặng khác thường rất dễ dẫn tới tử vong. Bác sĩ Schiefflin khuyến cáo nhân viên y tế nên chăm sóc tích cực cho bệnh nhân bằng truyền dịch tĩnh mạch nhằm hạn chế mất nước và duy trì hoạt động của hệ miễn dịch.
Nghiên cứu còn cho thấy sự hiếm xuất hiện của xuất huyết trong vụ dịch hiện tại với chỉ một bệnh nhân trong nhóm khảo sát có triệu chứng này. Cũng theo kết quả phân tích, tỷ lệ tử vong nói chung là 74%, tương đương với dịch xảy ra trong quá khứ.
Ngoài ra, thời kỳ ủ bệnh của virus Ebola là 6-12 ngày trước khi người bệnh biểu hiện triệu chứng. Điều này có thể là một nhân tố tiềm tàng ảnh hưởng tới quy trình cách ly đang được thực hiện là 21 ngày với những đối tượng có nguy cơ cao như người vừa trở về từ vùng dịch. 
Nhận định về nghiên cứu, bác sĩ Schiefflin cho rằng đây là lần đầu tiên một số lượng đáng kể các dữ liệu về bệnh nhân Ebola được thu thập. Theo ông, các phát hiện này là căn cứ khẳng định những quan sát trước đây của các bác sĩ điều trị cho người nhiễm Ebola.
Nghiên cứu cũng vấp phải những chỉ trích về việc lãng phí nguồn lực trong khi dịch đang hoành hành. Đáp lại, tiến sĩ Schieffelin cho rằng phân tích cung cấp cái nhìn thực tế và quan trọng giúp các nhân viên y tế đang làm nhiệm vụ tại tâm dịch. Trong đó, có thể bao gồm các dữ liệu xác định những cách tiếp cận điều trị và chẩn đoán mới.

Cần chuẩn bị gì trước khi nội soi

Nội soi là một phương pháp chẩn đoán bệnh hiệu quả, an toàn và đáng tin cậy. Nhờ nội soi, bác sĩ có thể nhìn trực tiếp tình hình nơi phát bệnh và có thể làm sinh thiết lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm chẩn đoán bệnh lý, từ đó bác sĩ lựa chọn phương án điều trị hiệu quả nhất. Để việc nội soi đạt kết quả tốt, bác sĩ nội soi cần có sự phối hợp chặt chẽ của người bệnh về cả về tâm lý, chế độ ăn uống. Trong bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ cùng bạn đọc những việc cần chuẩn bị trước khi nội soi.




Chuẩn bị tâm lý thoải mái

Nội soi là phương pháp dùng để chẩn đoán một số bệnh lý, bằng cách dùng ống soi mềm có gắn camera và đèn soi ở đầu ống. Hình ảnh thu được từ camera được hiện thị trên màn hình màu có độ nét cao, bác sĩ sẽ dựa trên những hình ảnh bệnh lý để chuẩn đoán bệnh. Hiểu về cách thực hiện nội soi, người bệnh sẽ bớt lo lắng hơn, giúp cho việc siêu âm được thuận lợi hơn. Đây là việc cần làm trước tiên đối với những ai có tâm lý lo sợ vì chưa hiểu rõ nội soi là như thế nào.

Chuẩn bị về chế độ ăn uống

- Thông báo cho bác sĩ biết nếu mắc các bệnh mãn tính về tim, phổi, tăng huyết áp hoặc có biểu hiện rối loạn tinh thần (người nhà cần thông báo cho bác sĩ biết trong trường hợp này).

- Thông báo cho bác sĩ biết các loại thuốc dị ứng, hay đang uống các loại thuốc điều trị các bệnh sau: bệnh lý về khớp, bệnh lý về thận, bệnh tiểu đường,...

- Hai ngày trước khi nội soi, người bệnh nên ăn vừa phải không nên ăn quá no. Không nên ăn các thức ăn có nhiều bã, cháo, mì nấu, phở,... không ăn những thực phẩm có tính kích thích.

- Trước nội soi một ngày nên uống nhiều nước sẽ có tác dụng làm sạch đường ruột. Khi cần thiết nên dùng một ít nước lọc thụt ruột, thường phải thụt tới 2 – 3 lần cho sạch trước khi nội soi.

- Trong vòng tối thiểu 6 tiếng trước khi soi, không nên ăn bất kể loại thức ăn gì, không uống các loại nước có màu và hạn chế uống nước.

- Trong ngày kiểm tra, cần nhịn ăn để nội soi. Nếu nội soi vào buổi chiều thì trước khi nội soi 1 tiếng có thể ăn một ít thức ăn để tránh bị đói, hạ đường huyết.

- Trong khi nội soi, người bệnh nên thở sâu, chậm sẽ không có cảm giác buồn nôn.

- Sau ngày nội soi thường có cảm giác khó chịu trong bụng nhất là đối với những người có làm sinh thiết đi kèm nội soi. Nếu thấy quá khó chịu thì cần thông báo cho bác sỹ để có phương án xử lý kịp thời. Nếu có hiện tượng khác như sốt, phát rét hoặc đau bụng thì nên đến ngay bệnh viện để khám và điều trị.

Nguồn: Bệnh viện đa khoa Quốc tế Phúc An Khang (TH)

Video nổi bật