Điều trị u xơ tử cung bằng phương pháp MRI-HIFU

Bằng phương pháp MRI-HIFU, bệnh u xơ tử cung đã được điều trị triệt để mà không cần phải phẫu thuật, không để lại sẹo. Chỉ sau 3-4h điều trị, người bệnh có thể trở lại sinh hoạt, làm việc vào ngày hôm sau. Bệnh viện Quốc tế Phúc An Khang là bệnh viện đầu tiên áp dụng phương pháp này trong điều trị bệnh u xơ tử cung.



U xơ tử cung là gì?
Bệnh u xơ tử cung là  căn bệnh rất hay gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, nhất là những người bị cường oestrogen, không sinh nở hoặc sinh muộn.
U xơ tử cung là những cục u nhỏ gồm các tế bào cơ mềm và các mô (các sợi nối với nhau) phát triển trong thành tử cung. Khối u xơ có thể là cục nhỏ đơn hay chụm lại thành đám có kích cỡ từ 1mm đến hơn 20cm. Chúng có thể phát triển bên trong thành tử cung hoặc lồi ra từ phía trong hay ngoài bề mặt của tử cung. Trong những trường hợp hiếm thấy, khối u xơ có thể lồi ra ở phần thân hoặc phần trên của bề mặt tử cung.
U xơ tử cung là một trong những căn bệnh phổ biến nhất ở phụ nữ, gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe và tâm sinh lý.
Triệu chứng của bệnh
     Những phụ nữ có triệu chứng, các triệu chứng phổ biến nhất của u xơ tử cung bao gồm:
     Chảy máu kinh nguyệt nặng.
     Kéo dài thời kỳ kinh nguyệt - bảy ngày hoặc nhiều hơn.
     Áp lực hoặc đau vùng chậu.
     Thường xuyên đi tiểu.
     Táo bón.
     Vấn đề bàng quang.
     Đau lưng hay đau chân.

Phương pháp điều trị u xơ tử cung thông thường
Có nhiều biện pháp điều trị u xơ tử cung như:
- Điều trị nội khoa: Dùng thuốc điều trị u xơ tử cung thực chất là các loại nội tiết tố sinh dục, được đưa tạm thời vào cơ thể người phụ nữ để gây ức chế rụng trứng, buồng trứng tạm thời không tiết Estrogen, nhằm làm cho khối u nhỏ lại (giống như tình trạng mãn kinh). Sau khi ngưng thuốc, buồng trứng sẽ làm việc trở lại và sẽ kích thích khối u tiếp tục phát triển. Thường chỉ áp dụng cho các khối u nhỏ hoặc u lớn chờ phẫu thuật, u lớn có chống chỉ định phẫu thuật can thiệp. 
- Can thiệp điều trị u xơ tử cung được thực hiện khi có các triệu chứng như rong kinh, rong huyết kéo dài, điều trị nội khoa không có kết quả, đau, đi tiểu nhiều, vô sinh. Có nhiều cách can thiệp, có thể chỉ lấy đi khối u (bóc nhân xơ), hoặc cắt tử cung bán phần hay toàn phần. Ngày nay, khuynh hướng cắt tử cung bán phần với mục đích để lại một phần cổ tử cung không còn được ưa chuộng, do việc để lại cổ tử cung có thể gây viêm nhiễm hay ung thư cổ tử cung sau này. Việc lấy đi buồng trứng khi phẫu thuật còn tuỳ vào độ tuổi của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân còn trẻ, sẽ để lại buồng trứng, nhằm duy trì nội tiết tố sinh dục nữ, không gây ra tình trạng mãn kinh quá sớm. Phẫu thuật cắt tử cung có hạn chế là làm mất vĩnh viễn khả năng có thai, bệnh nhân thường bị tổn thương tâm lý sau phẫu thuật và có các rối loạn tiểu khung sau phẫu thuật.
Phương pháp điều trị u xơ tử cung bằng phương pháp HIFU
MRI – HIFU là phương pháp dùng sóng siêu âm khu trú cường độ cao tạo hiệu ứng nhiệt đốt tế bào đích dưới kiểm soát định vị bằng hình ảnh cộng hưởng từ. Đây là phương pháp điều trị u xơ tử cung tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay, có tác dụng loại trừ mô đích bất thường trong cơ thể mà không cần phẫu thuật, không để lại sẹo. Chỉ sau 3-4h điều trị, người bệnh có thể trở lại sinh hoạt, làm việc vào ngày hôm sau.
Ưu điểm của điều trị u xơ tử cung bằng phương pháp MRI-HIFU:
     Phương pháp đã được chứng minh là hiệu quả rất tốt.
     Không để lại sẹo.
     Thời gian điều trị thường chỉ kéo dài từ 2 tiếng đến 4 tiếng.
     Thời gian nằm viện có thể về trong 6h
     Có thể trở lại sinh hoạt bình thường ngay trong ngày hôm sau
     Rất hữu hiệu ở những bệnh nhân trẻ có mong muốn mang thai.                                 
Hiện nay bệnh viện Quốc tế Phúc An Khang là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam áp dụng điều trị u xơ tử cung bằng phương pháp MRI-HIFU. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần giải đáp những thắc mắc liên quan, quý khách vui lòng liên hệ:
Bệnh Viện Quốc Tế PHÚC AN KHANG
Địa chỉ: 800 Đồng Văn Cống, khu phố 1, phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, TP. HCM
Điện thoại: (08) 37 400 000  -  Fax: (08) 37 401 078
Email: info@ipak.vn 

Website: www.ipak.vn

Bệnh viện Quốc tế Phúc An Khang tiếp nhận Bảo hiểm y tế


Bảo hiểm y tế thường là mối quan tâm của nhiều người khi đến tham gia khám chữa bệnh tại một bệnh viện. Trong nỗ lực đem đến điều kiện khám chữa bệnh tốt nhất với chi phí hợp lý nhất, Bệnh viện Quốc tế Phúc An Khang đã hợp tác với Bảo Hiểm Y Tế nhằm mang đến cho người dân những quyền lợi đặc biệt khi khám chữa bệnh tại bệnh viện. 



Bắt đầu từ ngày 02/03/2015, Bệnh Viện Quốc Tế Phúc An Khang bắt đầu tiếp nhận khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế cho mọi người dân đăng ký bảo hiểm y tế ban đầu tại bệnh viện Quốc tế Phúc An Khang. Người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám chữa bệnh tại Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Tế Phúc An Khang sẽ được hưởng quyền lợi BHYT theo quy định hiện hành đang áp dụng tại các cơ sở Nhà nước. Bên cạnh việc tiếp nhận bảo hiểm đúng tuyến và cấp cứu, bệnh viện Quốc Tế Phúc An Khang còn tiếp nhận các trường hợp khám chữa bệnh trái tuyến.
Bệnh viện Quốc tế Phúc An Khang luôn nỗ lực mang lại các dịch vụ khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người dân với công nghệ, trang thiết bị hiện đại và đội ngũ chuyên môn chất lượng cao. Với sự thay đổi này, người dân sẽ được hỗ trợ tối đa lợi ích khi sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe chất lượng cao tại bệnh viện theo tiêu chuẩn quốc tế với những quyền lợi đặc biệt của thẻ bảo hiểm y tế.

Mã đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại Bệnh viện Quốc tế Phúc An Khang: 79-506
Khám đúng tuyến thẻ có mã đăng ký khám chữa bệnh ban đầu: 79 – 506
Khám trái tuyến thẻ có mã đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ở nơi khác.

Đối với Quý khách là công nhân viên, học sinh, sinh viên muốn thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại cơ sở Khám chữa bệnh nơi khác về bệnh viện Quốc tế Phúc An Khang: Quý khách vui lòng liên hệ cán bộ phụ trách tại đơn vị, doanh nghiệp hoặc trường học để thay đổi.

Đối với Quý khách tham gia Bảo hiểm Y tế hộ gia đình muốn thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại cơ sở Khám chữa bệnh nơi khác về bệnh viện Quốc tế Phúc An Khang: Quý khách vui lòng liên hệ cán bộ phụ trách tại Ủy ban nhân dân phường / xã để thay đổi.

Chương trình khám bệnh miễn phí từ 1/3 đến 30/03/2015


 

Nhân dịp khai trương, Bệnh Viện Quốc Tế Phúc An Khang triển khai Chương Trình Khám Bệnh Miễn Phí từ ngày 01/ 03/ 2015 đến hết ngày 30/ 03/ 2015.

  • Những nội dung được miễn phí: miễn phí công khám bệnh cho tất cả các trường hợp đến khám bệnh tại bệnh viện Quốc tế Phúc An Khang.
  • Đối tượng được khám bệnh miễn phí: Áp dụng cho tất cả những ai có nhu cầu khám chữa bệnh.
  • Thời gian áp dụng: từ ngày 01/ 03/ 2015 đến hết ngày 30/ 03/ 2015.
  • Địa chỉ đăng ký và khám bệnh miễn phí: Bệnh viện Quốc tế Phúc An Khang. Số 800 Đồng Văn Cống, P.Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, TP. HCM.

LIÊN HỆ ĐĂNG KÝ 

SĐT đặt lịch khám bệnh miễn phí: 08.37400000.

Vui lòng gọi điện từ 8h00-16h00 mỗi ngày

Tinh hoàn ẩn

Tỷ lệ bị tinh hoàn ẩn gặp ở khoảng 3-4% trẻ khi sinh. Tỷ lệ này sẽ cao hơn ở trẻ đẻ thiếu cân, đẻ non, sinh đôi,…
1. Đại cương


1.1. Định nghĩa

Trong giai đoạn đầu của thai nhi nam, tinh hoàn nằm trong ổ bụng. Sau đó, tinh hoàn di chuyển dần xuống bìu và nằm ở đó cho tới lúc trẻ được sinh ra. Tinh hoàn ẩn là những tinh hoàn dừng lại trên đường di chuyển của tinh hoàn từ bụng xuống bìu trong thời kỳ bào thai.

Tinh hoàn ẩn là khuyết tật về sự phát triển thường gặp nhất ở nam giới. Các thể lâm sàng có thể gặp là tinh hoàn nằm trong ổ bụng, ở lỗ bẹn sâu, trong ống bẹn và ngoài lỗ bẹn nông.

Tỷ lệ bị tinh hoàn ẩn gặp ở khoảng 3-4% trẻ khi sinh. Tỷ lệ này sẽ cao hơn ở trẻ đẻ thiếu cân, đẻ non, sinh đôi,…

Phương pháp điều trị được chấp nhận nhiều nhất là phẫu thuật hạ tinh hoàn.

1.2. Nguy cơ của tinh hoàn ẩn

Trẻ có tinh hoàn ẩn, nếu không được điều trị có thể gặp các nguy cơ như ung thư hoá tinh hoàn, vô sinh, thoát vị bẹn, xoắn tinh hoàn hay chấn thương tinh hoàn hoặc tổn thương về tâm sinh lý do không có hay chỉ có một tinh hoàn dưới bìu.

2. Nguyên nhân

Sự di chuyển từ bụng xuống bìu của tinh hoàn chịu sự tác động của rất nhiều cơ chế. Nếu những cơ chế này bị ảnh hưởng sẽ làm tinh hoàn không xuống được tới bìu và gây tinh hoàn ẩn.

2.1. Rối loạn trục hạ đồi- tuyến yên- tuyến sinh dục

Suy tuyến yên, làm thiếu gonadotropin gây tinh hoàn ẩn và chứng dương vật nhỏ lại.

2.2. Sai lệch tổng hợp testosterone

Do thiếu men 17α-hydroxylase, 5α-reductase,… làm cho tinh hoàn không phát triển bình thường.

2.3. Hội chứng giảm khả năng cảm nhận của các thụ thể androgen.

Do giảm khả năng cảm nhận của các thụ thể androgen cho nên mặc dù là trẻ trai nhưng sự phát triển các chức năng sinh dục nam bị ảnh hưởng, trong đó có sự đi xuống của tinh hoàn.

2.4. Estrogen cũng có ảnh hưởng đến sự di chuyển của tinh hoàn tới bìu

Mẹ mang thai nhi nam dùng diethylstilbestrol nhiều hay kháng androgen (Flutamide) thì thai nhi có nguy cơ bị tinh hoàn ẩn.

2.5. Phát triển bất thường của dây chằng tinh hoàn- bìu

Làm cho tinh hoàn nằm lơ lửng trên cao, không xuống được tới bìu.

2.6. Các yếu tố cơ học gây cản trở sự di chuyển của tinh hoàn như: cuống mạch của tinh hoàn ngắn, xơ hoá vùng ống bẹn…

3. Chẩn đoán

3.1. Lâm sàng

Người bệnh có thể tự sờ nhưng không thấy tinh hoàn ở dưới bìu hoặc sờ thấy ở ống bẹn có khối như u nổi lên

Thăm khám vùng bẹn bìu: Bìu kém phát triển, tinh hoàn ẩn càng cao thì bìu càng kém phát triển. Tinh hoàn ẩn thể trong ổ bụng hoặc lỗ bẹn sâu khi khám không sờ thấy tinh hoàn.

3.2. Cận lâm sàng

3.2.1. Siêu âm bụng, chụp cắt lớp vi tính ổ bụng hay nội soi ổ bụng
Là các phương tiện thăm dò từ thấp đến cao nhằm xác định chính xác vị trí của tinh hoàn ẩn. Ngoài ra, còn có thể phát hiện những bất thường khác của tinh hoàn như u tinh hoàn, vôi hóa nhu mô tinh hoàn,…

Chụp cắt lớp vi tính thấy khối u tinh hoàn trong bụng
Hình 1


Hình 2


Hình 3

3.2.2. Xét nghiệm nhiễm sắc thể

Nên được tiến hành một cách hệ thống để phát hiện các trường hợp giới tính không xác định.

3.2.3. Nghiệm pháp HCG

Là một nghiệm pháp được sử dụng để xác định xem tinh hoàn có hay không có trong trường hợp cả hai tinh hoàn đều không sờ thấy.

3.2.4. Các xét nghiệm nội tiết tố

LH, FSH, prolactin, estradiol và testosterone.

3.2.5.Các xét nghiệm chỉ điểm khối u

α FP, β- HCG nên làm để phát hiện các trường hợp ác tính.

4. Nguy cơ vô sinh do tinh hoàn ẩn

Về nguyên tắc, phẫu thuật hạ tinh hoàn được tiến hành càng sớm càng tốt, càng giảm các nguy cơ nêu trên. Khi tiến hành phẫu thuật hạ tinh hoàn xuống bìu ở nam giới tuổi trưởng thành, chúng tôi nhận thấy các tinh hoàn ẩn thường có kích thước nhỏ hơn bình thường, nhu mô thường mềm nhão. Trong nghiên cứu của Anne Suskind và cộng sự (Mỹ, 2007) ở các trẻ có tinh hoàn ẩn, đường kính của các ống sinh tinh nhỏ hơn, mức độ xơ hóa tinh hoàn cũng cao hơn ở những trẻ lớn hơn 1 tuổi so với trẻ nhỏ hơn 1 tuổi. Các kết quả này cho thấy có sự thay đổi có ý nghĩa về mô học của các tinh hoàn ẩn và có thể ảnh hưởng tới tinh trùng, gây vô sinh. Các nghiên cứu khác cho thấy sự xơ hóa tổ chức giữa các ống sinh tinh, xơ dày thành ống sinh tinh ở những đứa trẻ được phẫu thuật muộn.

Nếu bệnh nhân chỉ bị ẩn tinh hoàn một bên thì vẫn có khả năng có con. Tuy nhiên, những bệnh nhân này vẫn có nhiều rủi ro do có nguy cơ bị ung thư bên tinh hoàn ẩn và nhiều nguy cơ khác. Tại Trung tâm Nam học – Bệnh viện Việt Đức, chúng tôi cũng đã gặp trường hợp bệnh nhân có tinh hoàn ẩn một bên, tinh hoàn bên kia nằm trong bìu nhưng chẳng may bị xoắn hoặc chấn thương nên phải cắt tinh hoàn. Như vậy, nguy cơ vô sinh đối với bệnh nhân này vẫn rất lớn.

Nếu bệnh nhân bị ẩn tinh hoàn hai bên thì nguy cơ vô sinh rất cao. Những người này thường có kết quả xét nghiệm tinh dịch đồ không có tinh trùng. Thậm chí, có những người còn không thể quan hệ tình dục được do thiếu hụt nội tiết tố trầm trọng. Thể trạng những nam giới này thường yếu đuối, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, sinh hoạt và tâm sinh lý người bệnh.

Ngoài ra, người bị tinh hoàn ẩn còn có thể bị phối hợp thêm các dị tật bẩm sinh khác. Nhiều dị tật bẩm sinh làm tăng nguy cơ vô sinh hơn cho người bệnh.

Có quan điểm cho rằng tinh hoàn có thể di chuyển xuống bìu khi trưởng thành, thậm chí ở những gia đình có liên quan đến ngành Y, khi có con trai bị tinh hoàn ẩn, đã cố đợi tinh hoàn xuống bìu cho đến khi con đến tuổi trưởng thành mới đưa con đi khám và điều trị hoặc con trai lấy vợ mà lâu không thấy có con mới đi khám. Quan điểm này hoàn toàn sai lầm vì tinh hoàn càng ở lâu trong bụng càng không tốt. Chúng ta chỉ nên đợi đến khi trẻ 9 tháng, nếu sau 9 tháng mà tinh hoàn vẫn chưa xuống bìu thì nên đặt vấn đề phẫu thuật cho trẻ.

5. Điều trị
Cần phát hiện sớm và điều trị trước 2 tuổi.

5.1. Điều trị nội khoa

Các thuốc nội tiết được dùng là:

- HCG (Gonadotrophin, Pregnyl 500 UI, 1000 UI, 1500 UI/ 1 ống)
+ Không nên quá 15.000 đơn vị/ một đợt vì có thể gây tác dụng phụ.
+ Trẻ từ 1-2 tuổi, dùng liều 300 đơn vị tiêm bắp, 3 ngày tiêm 1 lần với tổng liều 9 lần; trẻ từ 3-7 tuổi, liều 700 đơn vị cho một lần tiêm; trẻ lớn hơn 7 tuổi, liều 1500 đơn vị cho một lần tiêm.

- GnRH được dùng dưới dạng xịt mũi với liều 1,2mg/ ngày

- Có thể sử dụng phối hợp GnRH và HCG.

5.2. Điều trị phẫu thuật

5.2.1. Chỉ định
Điều trị nội khoa không kết quả.

5.2.2. Nguyên tắc

- Đưa tinh hoàn ra ngoài ổ phúc mạc, đóng ổ phúc mạc.

- Phẫu tích, bóc tách, kéo dài cuống tinh hoàn để hạ được tinh hoàn xuống bìu.

Phẫu thuật điều trị bệnh tinh hoàn ẩn là một phẫu thuật bảo tồn, do vậy nên được tiến hành khi có các phẫu thuật viên nhiều kinh nghiệm.

Đối với nam giới trưởng thành, cần phải tiến hành phẫu thuật ngay:

- Nếu tinh hoàn chưa bị ung thư hóa thì tiến hành phẫu thuật hạ tinh hoàn, kết hợp với cân bằng nội tiết tố

- Nếu tinh hoàn bị ung thư hóa thì cần cắt bỏ tinh hoàn, nạo vét hạch kết hợp với điều trị chống ung thư hỗ trợ,...

TS. BS. Nguyễn Quang
Trung tâm Nam học - Bệnh viện Việt Đức

Video nổi bật