Những tưởng việc làm từ thiện của nhiều tấm lòng nhân ái mong muốn được giúp đỡ, chia sẻ khó khăn với những người thiếu may mắn cả về vật chất lẫn tinh thần là việc làm đáng hoan nghênh và khích lệ, thế nhưng, thực tế của những lần đi làm từ thiện nhiều khi rất phũ phàng đối với những tấm lòng ấy…
“Lại sữa, lại quần áo à?”
Chị H.T (Nam Trung Yên, Hà Nội) không giấu được vẻ xót xa khi kể lại: “Đọc thông tin về hàng trăm cháu bé bị bỏ rơi, được một địa chỉ khá nổi tiếng cưu mang, nuôi dưỡng, chúng tôi rất xúc động và muốn đóng góp một phần nhỏ giúp đỡ các cháu. Vì thế, chúng tôi đã kêu gọi, vận động bạn bè, người quen đóng góp quần áo, sữa, chăn, đồ chơi và hồ hởi mang tới.
Đến nơi, chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy thái độ thờ ơ của những người làm việc tại đây và càng sốc hơn nữa khi người tiếp nhận hàng đóng góp vừa ghi chép vào sổ vừa buông một câu thõng thượt: “Lại sữa, lại quần áo à? Chất hàng đống trong kho kia kìa”.
Cùng đến với nhóm chúng tôi là một đoàn Việt kiều cũng đến vì mục đích ủng hộ. Họ được tiếp đón long trọng như những vị khách quý với những nghi lễ trang trọng nhất, còn chúng tôi thì hầu như không có ai thèm để ý. Sau đó, chúng tôi được một chị trong đoàn đó nói nhỏ rằng: “Họ chỉ thích nhận tiền thôi”. Chúng tôi thật sự rất buồn và tự hỏi: Không biết họ nuôi dưỡng các cháu bé vì sự từ tâm thật hay còn vì mục đích khác?”.
Là một người làm từ thiện lâu năm, anh Q.B (Đội Cấn, Ba Đình) cho biết: Không phải mình cứ mang cái tâm làm việc thiện đến là được đón tiếp. Đã có lần đoàn các anh mang quần áo, mì ăn liền, sách vở đến một xã vùng sâu đang gặp khó khăn. Mục đích của các anh là muốn được trao tận tay những món đồ ủng hộ đến người dân, thế nhưng, khi đến nơi, chính quyền địa phương viện đủ lý do để ngăn cản, không cho các anh xuống từng thôn bản.
Họ chỉ tập hợp mỗi thôn bản vài người đại diện đến nhận quà tượng trưng rồi đề nghị đoàn để toàn bộ hàng hóa lại, họ sẽ tự phân phối đến người dân trong xã. Anh Q.B lắc đầu chán nản: “Nghe họ nói vậy là chúng tôi hiểu ngay, chắc chỉ có một phần nhỏ đồ ủng hộ của mình đến được tay những người dân khó khăn mà thôi”.
Cùng tâm sự với anh Q.B, bà K.Q - một nhà tạo mẫu tóc nổi tiếng có nhiều năm gắn bó với các chương trình từ thiện xã hội cũng chia sẻ câu chuyện về lần đi gửi tiền từ thiện tại một sự kiện quyên góp ủng hộ người nghèo. Lần đó có khá nhiều cơ quan, đơn vị và cá nhân đến đóng góp. Ai cũng hồ hởi xếp hàng đăng ký và góp tiền của, vật chất. Cầm phong bì tiền mặt trên tay, bà K.Q cũng kiên nhẫn xếp hàng.
Mải chuyện trò với mấy người xung quanh, bà cứ thuận chân tiến bước theo hàng, bỗng nghe tiếng quát: “Bà này, đứng đấy đã. Có 25 triệu thôi mà cứ nhặng lên…”. Giật mình quay lại, bà K.Q nhận ra người vừa to tiếng là vị tổng biên tập tiếng tăm lừng lẫy và ông vừa quát chính bà vì cái tội bước qua vạch quy định.
Chia sẻ sự bực mình tương tự, anh T.D (Hoàng Mai) cho biết: “Chúng tôi đến một trung tâm nuôi dưỡng trẻ tàn tật, mồ côi. Trong khi các cháu xếp hàng rất trật tự để đợi đến lượt mình nhận quà, thì con em, người nhà của nhân viên trung tâm, thậm chí chính những nhân viên đó cứ xông vào tranh giành, thậm chí là giật quà trước, rồi bới tung lên để chọn những thứ tốt. Nhìn mà thấy xấu hổ!”. Nhắc đến chuyện này, nhiều người hẳn vẫn nhớ cách đây không lâu, dư luận đã từng rất phẫn nộ khi tại một địa phương ở khu vực bị thiên tai, gạo, mì ủng hộ để mốc xanh mốc đỏ trong kho của ủy ban, trong khi người dân nơi đó đói ăn, chạy gạo từng bữa.
Mới đây, anh Nguyễn Thành Trung, quê đất mỏ cùng nhóm bạn nảy ra ý định bán cơm từ thiện với giá chỉ 5.000 đồng/suất tại Bệnh viện Nhi Trung ương, bởi đây là nơi “chăm sóc rất nhiều trẻ em bị bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo”. Rất nhanh chóng, nhiều người nhà bệnh nhân đã tìm tới mua cơm từ thiện của nhóm bạn trẻ này. Ai cũng phấn khởi với những suất cơm ngon và đầy đặn, lại có giá tiền “mang tính tượng trưng”. Tuy nhiên, sau đó người dân không còn thấy nhóm bạn và những suất ăn 5.000 đồng đâu và nhóm này lại xuất hiện trước cổng một bệnh viện khác ở Hà Nội.
Có thông tin cho biết nhóm của anh Trung đã bị bệnh viện này từ chối việc tiếp tục bán cơm 5.000 đồng/suất với lý do “không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm”, bị bảo vệ của bệnh viện “đuổi như đuổi bọn bất lương”. Ngay lập tức, chủ đề về quán cơm từ thiện 5.000 đồng bị cấm ở Bệnh viện Nhi Trung ương được bàn tán sôi nổi trên các diễn đàn cộng đồng mạng. Đa số đều ủng hộ nhóm thanh niên và phản đối hành động “phi từ mẫu” của bệnh viện.
Nhiều ý kiến tỏ ra thất vọng vì “muốn làm từ thiện sao khó khăn quá”. Tuy nhiên, cũng có ý kiến chỉ rõ là: “Nếu nhóm bạn trẻ bán cơm 5.000 đồng/suất với những hộp cơm vừa rẻ vừa ngon như thế, thì nhà ăn của bệnh viện sẽ bán cơm cho ai? Mà theo mình được biết thì bệnh viện đã cho tư nhân đấu thầu mảng phục vụ này”.
Cần trọng tình hơn lý
Phóng viên của một tờ báo tại Quảng Ninh chia sẻ với chúng tôi rằng, chị đã chứng kiến nhiều trường hợp cán bộ, công nhân làm việc trong ngành Than bị mắc bệnh suy thận mãn và phải chạy thận nhân tạo tại bệnh viện đa khoa tỉnh, chị muốn giúp đỡ một phần nào đó trong hành trình đối mặt với căn bệnh tiêu tốn quá nhiều tiền của những người có hoàn cảnh sống rất khó khăn. Dự định không có gì là lớn lao, hoàn toàn xuất phát từ mục đích muốn góp phần làm từ thiện và phản ánh một cách chân thực về họ - những cán bộ, công nhân không may, đồng thời góp tiếng nói kêu gọi sự giúp đỡ lớn hơn từ các đơn vị khác.
Thế nhưng, khi đến bệnh viện đa khoa tỉnh, chị và đồng nghiệp đã bị “đẩy” từ trưởng khoa đến phòng kế hoạch tổng hợp, rồi ban giám đốc với các yêu cầu về giấy giới thiệu, thẻ nhà báo và nhiều thủ tục trình bày rõ lý do. Mặc dù đã nghe trình bày rất rõ mục đích mà các chị đến làm tại bệnh viện nhưng giám đốc vẫn không đồng ý tiếp, vì “không có đủ những giấy tờ xác nhận” mà ông yêu cầu.
Đã có không ít đoàn từ thiện đến các địa phương vùng sâu, vùng xa, đặc biệt ở khu vực biên giới đã vướng vào rất nhiều thủ tục của chính quyền địa phương, từ lãnh đạo ủy ban nhân dân đến các lực lượng an ninh. Vẫn biết, các thủ tục này là cần thiết nhưng đôi khi, do quá rườm rà và cách rách, với những tầng tầng lớp lớp của phòng, ban, chữ ký và con dấu nên đã có nhiều đoàn không thực hiện được cái tâm từ thiện của mình.
Bác sĩ V.T trong một lần theo đoàn từ thiện đi đến vùng dân tộc sát biên giới để khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho người dân, đoàn của anh đã buộc phải mang toàn bộ thuốc về vì chính quyền địa phương yêu cầu đoàn phải trình đủ giấy tờ xuất xứ của thuốc, hóa đơn mua hàng, giấy chứng nhận hành nghề khám bệnh…
Anh nói: “Tiếc công, tiếc sức không bằng nhìn những ánh mắt từ trông chờ đến thất vọng của người dân. Họ đã vượt rừng, vượt núi từ sáng sớm đến điểm tập trung, cuối cùng phải đi về tay trắng, tôi cảm thấy như mình đang có lỗi”. Vẫn biết những yêu cầu trên là “có lý” nhưng thực sự là “không có tình”. Và đây cũng là kinh nghiệm xương máu cho những đoàn từ thiện chỉ đơn giản nghĩ rằng khi mình đến với cái “tâm thiện” thì người ta cũng sẽ “thiện tâm” đón nhận.
Một phóng viên phụ trách viết bài cho mục Nhịp cầu nhân ái của Báo Bình Dương trong một lần thu thập thông tin để giúp đỡ một cháu bé mới 3 tháng tuổi bị bệnh tim bẩm sinh và hở hàm ếch môi trong, khi đến bệnh viện chụp ảnh cháu bé đã bị nhân viên bảo vệ áp tải ra ngoài với lý do không mang đủ giấy tờ giới thiệu. Anh kể: “Cho tới giờ này, tôi vẫn chưa quên đôi mắt hốt hoảng đầy xót xa của người mẹ cháu bé khi chứng kiến sự việc người có ý định giúp đỡ mình bị bảo vệ dẫn đi như tội phạm.
Và tôi cũng học được một bài học, đừng vì cái “mác” làm từ thiện mà nghĩ rằng mọi việc sẽ diễn ra suôn sẻ rồi đi tắt cho nhanh”. Vì thế, anh đã đưa ra lời chia sẻ: Làm từ thiện khó chứ không dễ, bạn đừng nghĩ đơn giản là chỉ cần xắn tay áo lên làm một việc tốt, giúp đỡ người khác là đủ. Làm từ thiện, ngoài lòng tốt ra, bạn cần phải có kế hoạch cụ thể, có sự chuẩn bị thật chu đáo và đừng bao giờ nghĩ rằng, hành động giúp đỡ người khác của mình là cao cả mà bỏ qua sự phối hợp chính thức với những cơ quan liên quan để rồi vướng phải những phép tắc, nội quy, quy định khiến bản thân và người được bạn giúp rơi vào thế khó xử.
Nguyên Minh
“Lại sữa, lại quần áo à?”
Chị H.T (Nam Trung Yên, Hà Nội) không giấu được vẻ xót xa khi kể lại: “Đọc thông tin về hàng trăm cháu bé bị bỏ rơi, được một địa chỉ khá nổi tiếng cưu mang, nuôi dưỡng, chúng tôi rất xúc động và muốn đóng góp một phần nhỏ giúp đỡ các cháu. Vì thế, chúng tôi đã kêu gọi, vận động bạn bè, người quen đóng góp quần áo, sữa, chăn, đồ chơi và hồ hởi mang tới.
Đến nơi, chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy thái độ thờ ơ của những người làm việc tại đây và càng sốc hơn nữa khi người tiếp nhận hàng đóng góp vừa ghi chép vào sổ vừa buông một câu thõng thượt: “Lại sữa, lại quần áo à? Chất hàng đống trong kho kia kìa”.
Cùng đến với nhóm chúng tôi là một đoàn Việt kiều cũng đến vì mục đích ủng hộ. Họ được tiếp đón long trọng như những vị khách quý với những nghi lễ trang trọng nhất, còn chúng tôi thì hầu như không có ai thèm để ý. Sau đó, chúng tôi được một chị trong đoàn đó nói nhỏ rằng: “Họ chỉ thích nhận tiền thôi”. Chúng tôi thật sự rất buồn và tự hỏi: Không biết họ nuôi dưỡng các cháu bé vì sự từ tâm thật hay còn vì mục đích khác?”.
Cơm 5.000 đồng/suất không được bán tại Bệnh viện Nhi Trung ương
Họ chỉ tập hợp mỗi thôn bản vài người đại diện đến nhận quà tượng trưng rồi đề nghị đoàn để toàn bộ hàng hóa lại, họ sẽ tự phân phối đến người dân trong xã. Anh Q.B lắc đầu chán nản: “Nghe họ nói vậy là chúng tôi hiểu ngay, chắc chỉ có một phần nhỏ đồ ủng hộ của mình đến được tay những người dân khó khăn mà thôi”.
Cùng tâm sự với anh Q.B, bà K.Q - một nhà tạo mẫu tóc nổi tiếng có nhiều năm gắn bó với các chương trình từ thiện xã hội cũng chia sẻ câu chuyện về lần đi gửi tiền từ thiện tại một sự kiện quyên góp ủng hộ người nghèo. Lần đó có khá nhiều cơ quan, đơn vị và cá nhân đến đóng góp. Ai cũng hồ hởi xếp hàng đăng ký và góp tiền của, vật chất. Cầm phong bì tiền mặt trên tay, bà K.Q cũng kiên nhẫn xếp hàng.
Mải chuyện trò với mấy người xung quanh, bà cứ thuận chân tiến bước theo hàng, bỗng nghe tiếng quát: “Bà này, đứng đấy đã. Có 25 triệu thôi mà cứ nhặng lên…”. Giật mình quay lại, bà K.Q nhận ra người vừa to tiếng là vị tổng biên tập tiếng tăm lừng lẫy và ông vừa quát chính bà vì cái tội bước qua vạch quy định.
Chia sẻ sự bực mình tương tự, anh T.D (Hoàng Mai) cho biết: “Chúng tôi đến một trung tâm nuôi dưỡng trẻ tàn tật, mồ côi. Trong khi các cháu xếp hàng rất trật tự để đợi đến lượt mình nhận quà, thì con em, người nhà của nhân viên trung tâm, thậm chí chính những nhân viên đó cứ xông vào tranh giành, thậm chí là giật quà trước, rồi bới tung lên để chọn những thứ tốt. Nhìn mà thấy xấu hổ!”. Nhắc đến chuyện này, nhiều người hẳn vẫn nhớ cách đây không lâu, dư luận đã từng rất phẫn nộ khi tại một địa phương ở khu vực bị thiên tai, gạo, mì ủng hộ để mốc xanh mốc đỏ trong kho của ủy ban, trong khi người dân nơi đó đói ăn, chạy gạo từng bữa.
Mới đây, anh Nguyễn Thành Trung, quê đất mỏ cùng nhóm bạn nảy ra ý định bán cơm từ thiện với giá chỉ 5.000 đồng/suất tại Bệnh viện Nhi Trung ương, bởi đây là nơi “chăm sóc rất nhiều trẻ em bị bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo”. Rất nhanh chóng, nhiều người nhà bệnh nhân đã tìm tới mua cơm từ thiện của nhóm bạn trẻ này. Ai cũng phấn khởi với những suất cơm ngon và đầy đặn, lại có giá tiền “mang tính tượng trưng”. Tuy nhiên, sau đó người dân không còn thấy nhóm bạn và những suất ăn 5.000 đồng đâu và nhóm này lại xuất hiện trước cổng một bệnh viện khác ở Hà Nội.
Có thông tin cho biết nhóm của anh Trung đã bị bệnh viện này từ chối việc tiếp tục bán cơm 5.000 đồng/suất với lý do “không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm”, bị bảo vệ của bệnh viện “đuổi như đuổi bọn bất lương”. Ngay lập tức, chủ đề về quán cơm từ thiện 5.000 đồng bị cấm ở Bệnh viện Nhi Trung ương được bàn tán sôi nổi trên các diễn đàn cộng đồng mạng. Đa số đều ủng hộ nhóm thanh niên và phản đối hành động “phi từ mẫu” của bệnh viện.
Nhiều ý kiến tỏ ra thất vọng vì “muốn làm từ thiện sao khó khăn quá”. Tuy nhiên, cũng có ý kiến chỉ rõ là: “Nếu nhóm bạn trẻ bán cơm 5.000 đồng/suất với những hộp cơm vừa rẻ vừa ngon như thế, thì nhà ăn của bệnh viện sẽ bán cơm cho ai? Mà theo mình được biết thì bệnh viện đã cho tư nhân đấu thầu mảng phục vụ này”.
Cần trọng tình hơn lý
Phóng viên của một tờ báo tại Quảng Ninh chia sẻ với chúng tôi rằng, chị đã chứng kiến nhiều trường hợp cán bộ, công nhân làm việc trong ngành Than bị mắc bệnh suy thận mãn và phải chạy thận nhân tạo tại bệnh viện đa khoa tỉnh, chị muốn giúp đỡ một phần nào đó trong hành trình đối mặt với căn bệnh tiêu tốn quá nhiều tiền của những người có hoàn cảnh sống rất khó khăn. Dự định không có gì là lớn lao, hoàn toàn xuất phát từ mục đích muốn góp phần làm từ thiện và phản ánh một cách chân thực về họ - những cán bộ, công nhân không may, đồng thời góp tiếng nói kêu gọi sự giúp đỡ lớn hơn từ các đơn vị khác.
Thế nhưng, khi đến bệnh viện đa khoa tỉnh, chị và đồng nghiệp đã bị “đẩy” từ trưởng khoa đến phòng kế hoạch tổng hợp, rồi ban giám đốc với các yêu cầu về giấy giới thiệu, thẻ nhà báo và nhiều thủ tục trình bày rõ lý do. Mặc dù đã nghe trình bày rất rõ mục đích mà các chị đến làm tại bệnh viện nhưng giám đốc vẫn không đồng ý tiếp, vì “không có đủ những giấy tờ xác nhận” mà ông yêu cầu.
Phải chuẩn bị rất kỹ cho những chuyến từ thiện ở vùng sâu, vùng xa
Đã có không ít đoàn từ thiện đến các địa phương vùng sâu, vùng xa, đặc biệt ở khu vực biên giới đã vướng vào rất nhiều thủ tục của chính quyền địa phương, từ lãnh đạo ủy ban nhân dân đến các lực lượng an ninh. Vẫn biết, các thủ tục này là cần thiết nhưng đôi khi, do quá rườm rà và cách rách, với những tầng tầng lớp lớp của phòng, ban, chữ ký và con dấu nên đã có nhiều đoàn không thực hiện được cái tâm từ thiện của mình.
Bác sĩ V.T trong một lần theo đoàn từ thiện đi đến vùng dân tộc sát biên giới để khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho người dân, đoàn của anh đã buộc phải mang toàn bộ thuốc về vì chính quyền địa phương yêu cầu đoàn phải trình đủ giấy tờ xuất xứ của thuốc, hóa đơn mua hàng, giấy chứng nhận hành nghề khám bệnh…
Anh nói: “Tiếc công, tiếc sức không bằng nhìn những ánh mắt từ trông chờ đến thất vọng của người dân. Họ đã vượt rừng, vượt núi từ sáng sớm đến điểm tập trung, cuối cùng phải đi về tay trắng, tôi cảm thấy như mình đang có lỗi”. Vẫn biết những yêu cầu trên là “có lý” nhưng thực sự là “không có tình”. Và đây cũng là kinh nghiệm xương máu cho những đoàn từ thiện chỉ đơn giản nghĩ rằng khi mình đến với cái “tâm thiện” thì người ta cũng sẽ “thiện tâm” đón nhận.
Một phóng viên phụ trách viết bài cho mục Nhịp cầu nhân ái của Báo Bình Dương trong một lần thu thập thông tin để giúp đỡ một cháu bé mới 3 tháng tuổi bị bệnh tim bẩm sinh và hở hàm ếch môi trong, khi đến bệnh viện chụp ảnh cháu bé đã bị nhân viên bảo vệ áp tải ra ngoài với lý do không mang đủ giấy tờ giới thiệu. Anh kể: “Cho tới giờ này, tôi vẫn chưa quên đôi mắt hốt hoảng đầy xót xa của người mẹ cháu bé khi chứng kiến sự việc người có ý định giúp đỡ mình bị bảo vệ dẫn đi như tội phạm.
Và tôi cũng học được một bài học, đừng vì cái “mác” làm từ thiện mà nghĩ rằng mọi việc sẽ diễn ra suôn sẻ rồi đi tắt cho nhanh”. Vì thế, anh đã đưa ra lời chia sẻ: Làm từ thiện khó chứ không dễ, bạn đừng nghĩ đơn giản là chỉ cần xắn tay áo lên làm một việc tốt, giúp đỡ người khác là đủ. Làm từ thiện, ngoài lòng tốt ra, bạn cần phải có kế hoạch cụ thể, có sự chuẩn bị thật chu đáo và đừng bao giờ nghĩ rằng, hành động giúp đỡ người khác của mình là cao cả mà bỏ qua sự phối hợp chính thức với những cơ quan liên quan để rồi vướng phải những phép tắc, nội quy, quy định khiến bản thân và người được bạn giúp rơi vào thế khó xử.
Nguyên Minh